Cách kiểm tra laptop cũ đã qua sử dụng

Mua máy tính qua sử dụng nhập khẩu từ Mỹ là một lựa chọn khôn ngoan và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn chất lượng bạn cần thực hiện các bước kiểm tra kỹ lưỡng. HungTech xin chia sẻ các bước kiểm tra như sau:

  1. Kiểm Tra Ngoại Hình Laptop Cũ

Điều đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu kiểm tra laptop cũ là ngắm nghía đủ các góc cạnh, chi tiết xem ngoại hình, vỏ của laptop có bị va đập, xước xát hay vỡ chỗ nào không.

Phần khớp nối màn hình với thân máy cần kiểm tra kỹ. Nếu khớp nối này lỏng lẻo sẽ dẫn tới việc ảnh hưởng tới cáp màn hình, và rất khó di chuyển.  Trong quá trình sử dụng laptop dài lâu cũng rất dễ bị gãy bản lề laptop nên để ý chi tiết xem bản lề laptop có lỏng lẻo, dấu hiệu sắp gãy hay không.

  1. Kiểm Tra Màn Hình

Sau khi kiểm tra ngoại hình, nếu như ngoại hình laptop đạt yêu cầu bạn khởi động máy và soi kĩ xem từng điểm trên màn hình có bất kì điểm chết nào không, bạn có thể sử dụng Dead Pixel Locator để tìm điểm chết trên màn hình. Nếu trên màn xuất hiện một hoặc nhiều điểm chết thì hãy cân nhắc việc mua máy đó vì xuất hiện điểm chết chứng tỏ màn hình máy đó đã xuống cấp. Bạn có thể kiểm tra màu sắc cơ bản là RGB, quan sát màn hình có bị ám, sai lệch màu hay không.

Link tải phần mềm:

  1. Kiểm Tra Cấu Hình, Thông Tin Phần Cứng Laptop

Bước test laptop cũ này xem liệu thông tin về máy có đúng như những gì mà bạn được biết về máy, khi người bán giới thiệu hay không, có phù hợp với mức giá mà họ đưa ra hay không. Có khá nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy, thông qua lệnh trên máy, sử dụng phần mềm thứ 3 như CPU Z hay CPUID HWMonitor, phần mềm CPU Z hỗ trợ kiểm tra thông tin phần cứng trong máy tính đầy đủ và chi tiết.

Link tải CPU Z:

4. Kiểm Tra Ổ Cứng Laptop Cũ

Bước kiểm tra laptop cũ này rất quan trọng và cũng cần nhiều thời gian nhất. Bạn cần sử dụng một số công cụ để kiểm tra hoạt động của ổ cứng, mức độ bad, health,…Hard Disk Sentinel là công cụ rất tốt để kiểm tra ổ cứng. Ngay khi khởi động phần mềm nó sẽ đánh giá, kiểm tra toàn bộ ổ cứng, và sau đó sửa chữa các vấn đề bị lỗi trên ổ cứng. Phần mềm sẽ cung cấp bản báo cáo và hiển thị tình trạng hiện tại của ổ SSD hay ổ HDD.

Trong kết quả, nếu mục Health nhận kết quả là Excellent hoặc Good, nghĩa là ổ vẫn hoạt động tốt. Nếu báo về là Fail hay Critical thì hoàn toàn bộ lỗi. Tương tự mục Performance hiện thị Excellent hoặc Good là có thể chấp nhận được:

Link tải Hard Disk Sentinel: tại đây

5. Kiểm Tra Pin Laptop

Pin laptop rất dễ bị chai nếu không biết cách sử dụng, sạc đúng cách. Hãy lắp pin và không sử dụng sạc để kiểm tra chai pin laptop thật kĩ xem có thể sử dụng trong thời gian bao lâu, chỉ cần bỏ ra một ít thời gian để kiểm tra chai pin laptop và bạn sẽ có những cách khắc phục hiệu quả, kịp thời.

6. Kiểm Tra Loa Của Laptop

Kiểm tra xem loa có bị rè hoặc mất tiếng hay không. Bạn cần phải kiểm tra cả hai bên loa, để chắc chắn nhất về tình trạng của loa. Tránh việc mua phải máy dính nước khi loa bị rè, va đập.

7. Kiểm Tra Ổ Đĩa Quang CD,DVD

Hãy mang theo một vài đĩa CD và DVD để kiểm tra xem liệu ổ đĩa có thể đọc được cả 2 loại đĩa này hay không. Vì sẽ có trường hợp ổ đĩa chỉ đọc được 1 trong hai loại đĩa, hoặc không hoạt động.

Trong quá trình kiểm tra, bạn nên tua đi tua lại để chắc chắn rằng đầu lọc còn tốt hay không. Nếu muốn kiểm tra sâu hơn nữa, bạn nên dùng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có tình trạng kén đĩa hay không.

8. Kiểm Tra Bàn Phím

Hãy  kiểm tra laptop cũ xem tổng thể bàn phím có phím nào bị liệt hay không. Thử gõ một đoạn văn bản trên máy tính với tất cả các phím. Các laptop đều có các phím điều kiển đặc biệt và phím Fn để thực hiện các chức năng điều khiển khác. Keyboard Test cũng là một phần mềm rất tốt giúp bạn kiểm tra bàn phím.

truy cập ứng dụng keyboard test online tại đây

9. Kiểm Tra Chuột Cảm Ứng

Kiểm tra bàn di chuột xem có nhạy hay không. Sẽ có một số máy laptop không thể sử dụng được chuột cảm ứng, hay bị hiện tượng nhảy chuột, mòn do bám mồ hôi tay. Lỗi này là do adapter không chuẩn, cần đổi lại adapter khác để kiểm tra lại.

10. Kiểm Tra Webcam,

Webcam tuy là bộ phận ít được sử dụng trên laptop nhưng webcam rất dễ bị hỏng. Hay thử kiểm tra webcam bằng một số phần mềm hay dùng Skype để thử chat với bạn bè xem webcam có hoạt động tốt không nhé.

 Truy cập ứng dụng test webcam online TẠI ĐÂY

 

12. Kiểm Tra Cổng USB, Cổng Mạng, Micro..

Các cổng USB, mạng sau một thời gian dài sử dụng cũng rất dễ bị hoen rĩ, bụi bẩn bám gây khó khăn khi kết nối hay thậm chí không sử dụng được. Hãy dùng USB để kiểm tra toàn bộ các cổng xem có hoạt động trơn tru hay không

13. Quan trọng nhất:

Bạn phải kiểm tra hiệu năng bằng cách dung phần mềm test hiệu năng CPU và Card màn hình. Chức năng stress test cho laptop của bạn chạy tốc độ tối đa với nhiệt độ cao trong vòng 15 phút xem máy có bị tắt nguồn hay tự Reset hay không?

Cách sử dụng phần mềm Heavy load và các công cụ khác TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0

Your Product Basket

Quantity: 0 Items: 0
The Cart is Empty
0
0
₫0.00